ÂM NHẠC TRUNG QUỐC

 
Âm nhạc Trung Quốc có cội nguồn từ khoảng 8000 năm trước. Tại di chỉ Giả Hồ, huyện Vũ Dương, tỉnh Hà Nam phát hiện sáo xương cách nay khoảng 8000 năm, là nhạc cũ thổi gió lâu đời nhất được tìm thấy trên thế giới. "Thơ Ca" thời cổ đại không tách biệt nhau, thậm chí văn học và âm nhạc có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bộ "Kinh thi" là tuyển tập các bài thơ tiếng Hán sớm nhất trong lịch sử đều được phối với giai điệu, được con người bấy giờ hát truyền miệng.
   Bộ chuông Tăng Hầu Ất là một tập hợp các nhạc cụ lễ nghi lớn nhất của quốc vương nước Tăng thời kỳ đầu Chiến Quốc, là di tích văn hóa hạng nhất quốc gia. Năm 1978, nó được khai quật từ ngôi mộ của Tăng Hầu Ất ở huyện Tùy Hồ Bắc (nay là Tùy Châu), nay được bảo quản tại bảo tàng tỉnh Hồ Bắc. Bộ chuông Tăng Hầu Ất có giá đỡ cao 748cm, cao 265 cm, gồm 65 chuông, chia thành 3 hàng 8 nhóm treo trên giá bằng đồng và gỗ. Chiếc lớn nhất cao 152.3cm, nặng 203.6 kg. Mỗi chiếc chuông có thể phát ra hai âm thang độ thứ 3. Cả bộ chuông đủ 12 cung âm, có thể biến điệu tuần hoàn. Có thể diễn tấu những khúc nhạc có 5 thanh, 6 thanh hoặc 7 thanh. Bộ chuông Tăng Hầu Ất được khai quật đã viết lại lịch sử âm nhạc, là bộ chuông có số lượng lớn nhất, bảo quản tốt nhất, âm luật hoàn chỉnh nhất, hoàn thiện hoành tráng nhất. Nó đại diện cho những thành tự đỉnh cao của nền văn minh lễ nhạc và kỹ thuật đúc đồng xanh thời kỳ Tiền Tần, và có tác động to lớn trong nhiều lĩnh vực như khảo cổ học, lịch sử, âm nhạc, khoa học kĩ thuật...
     Âm nhạc Trung Quốc ngày nay bao gồm nhiều thể loại và nhạc cụ phong phú đa dạng, bao gồm cả nhạc cổ điển, nhạc dân gian và nhạc hiện đại.