THƯ PHÁP

      Thư pháp là phép viết chữ của người Trung Hoa được nâng lên thành một nghệ thuật và có ảnh hưởng sâu sắc đến các nước Châu Á. Nghệ thuật viết bằng bút được chia thành hai loại bút : bút cứng và bút mềm,là một hình thức nghệ thuật thể hiện qua văn tự.Văn tự cổ của người Trung Quốc dùng bút lông để viết đã tạo ra một lượng lớn nghệ thuật thư pháp.Có 5 cách viết thư pháp chủ đạo :Triện thư,Lệ thư,Khải thư,Hành thư và Thảo thư.
  • Triện thư(chữ Triện):
    Triện thư là loại chữ có sớm nhất và các nét của nó tối giản hơn các kiểu viết khác,các nét bút pháp mỏng và thẳng,các nét thẳng nhiều hơn.Triện thư bao gồm: Đại Triện và Tiểu Triện tạo thành.Đại Triện là văn tự thời nhà Chu,nói khái quát chữ giáp cốt và Kim văn đều thuộc Đại Triện,hai loại này bảo tồn các đặc điểm đặc trưng của chữ tưởng hình cổ đại.Tiểu Triện hay còn gọi là  :“Tần Triện”,là chữ viết được dùng phổ biến của nhà Tần và là kiểu chữ đơn giản hóa của chữ Đại Triện,hình dạng của Tiểu Triện đồng nhất và giống chữ viết giản thể của Đại Triện,chữ Hán hiện nay chính là sự hình thành từ chữ Tiểu Triện.
  • Lệ thư(chữ Lệ):
        Lệ thư là loại chữ thông dụng và trang nghiêm thường sử dụng trong công văn,chữ viết có các nét rộng hơn một chút,nét ngang dài và nét sổ ngắn,giống như hình chữ nhật,được phát triển từ chữ Triện,chủ yếu từ các nét tròn của chữ Triện thay đổi thành các nét gấp vuông.Bởi vì rất khó để vẽ các nét tròn bằng chữ viết sơn mài trên các thanh gỗ,nên Lệ thư được viết với tốc độ nhanh hơn.Lệ thư có nguồn gốc từ thời nhà Tần và đạt đến đỉnh cao vào thời Đông Hán,nó có ảnh hưởng rất lớn đến thư pháp của các thế hệ sau này.Ngành thư pháp có tên: “ Hán Lệ Đường Khải”
  • Khải thư:
      Khải thư hay còn gọi là chính thư.Là cải biến từ chữ Lệ và bắt đầu phổ biến vào thế kỉ thứ III công nguyên .Đây là kiểu chữ nét ngang bằng và nét sổ thẳng.Khải thư còn có nghĩa là bản mẫu,chuẩn mực.
  • Hành thư(chữ Hành):
       Hành thư được phát triển trên cơ sở chữ Lệ,là kiểu chữ nằm giữa chữ Khải (Khải thư)và chữ Thảo(Thảo thư),được tạo ra để bù cho việc tốc độ viết quá chậm của chữ Khải và việc khó nhận biết chữ Thảo mà hình thành. “Hành” có nghĩa là “Hành Bộ” ,vì thế nó không được viết nguệch ngoạc như chữ Thảo cũng không giống như chữ Khải được viết ngay ngắn.Về bản chất nó là chữ viết nhanh của Khải thư hoặc là chữ Thảo của Khải hóa.Khải pháp được viết bằng nhiều nét Thảo pháp gọi là “Hành Khải”,Thảo pháp viết bằng nhiều nét Khải pháp được gọi là “Hành Thảo”.
 
  • Thảo thư ( chữ thảo):Là một kiểu chữ trong tiếng Hán,được hình thành từ thời Hán và được phát triển dựa trên chữ Lệ để dễ viết hơn,đặc điểm là kết cấu đơn giản,nét viết liên tục,bút pháp liền trơn tru,nhanh và không bị không bị hạn chế,nhưng thường gây khó khan trong việc nhận biết chữ.
 
Triện thư:

       
 

Lệ thư:
   



Khải thư:

  

 
Hành thư:

  


Thảo thư: