TỨ ĐẠI PHÁT MINH
Tứ đại phát minh là để chỉ bốn phát minh có ảnh hưởng lớn tới thế giới của Trung Quốc thời cổ đại bao gồm: Nghề làm giấy, la bàn, thuốc súng và nghề in
1. Ảnh hưởng của nghề làm giấy
Từ rất xưa, vào thời Tây Hán, người dân lao động Trung Quốc đã biết làm giấy. Đến thời Đông Hán, Thái Luân trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của những người đi trước, tiến hành cải tiến cách làm giấy. Ông dùng vỏ cây, sợi gai, vải rách, lưới đánh cá cũ... dùng để chế tạo ra giấy sợ thực vật. Thái Luân từng được phong là "Long Đỉnh Hầu". Cho nên, người ta gọi loại giấy mà ông phát minh ra là "Long Hầu Chỉ" tức là giấy Thái Hầu. Từ thế kỷ 6, kỹ thuật làm giấy lan truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản. Sau đó được truyền sang Ai Cập, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ý... Tới năm 1150, Tây Ban Ban bắt đầu sản xuất giấy, xây dựng nên xưởng sản xuất giấy đầu tiên tại châu Âu. Về sau, Pháp (1189), Ý (1276), Đức (1391), Anh (1494), Hà Lan (1586) đều xây dựng xưởng sản xuất giấy. Tới thế kỷ 16, giấy đã phổ biển ở châu Âu. Thời trung cổ, ở châu Âu người ta từng nói phải mất hơn 300 tấm da cừu mới chép được một quyển "Kinh thánh", việc truyền bá thông tin văn hóa bị hạn chế do giới hạn của các loại vật liệu, nên phạm vi nhỏ hẹp. Chính việc phát minh ra giấy đã tạo điều kiện cực kì thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, chính trị và thương mại đang bùng nổ ở châu Âu vào thời điểm đó.
2. Ảnh hưởng của nghề in
Vào thời nhà Đường, người ta đã kết hợp hai phương pháp là khắc con dấu và khắc ký tự lên đá để phát minh ra kỹ thuật in trên ván. Bản in "Kinh Kim Cang" thời nhà Đường, tinh xảo rõ nét, chính là bản in khắc có in rõ thời gian sớm nhất trên thế giới (Năm 868). Đến thời nhà Tống khoảng giữa thế kỷ 11, Tất Thăng phát minh ra kỹ thuật in chữ rời, khiến cho việc in ấn được phổ biến rộng rãi. Cách in bằng ván từ Trung Quốc truyền sang châu Âu vào khoảng thế kỷ 11, tới khoảng thế kỷ 12 thì bắt đầu truyền sang Ai Cập. Cùng với nghề in, giấy cũng lần lượt thay thế loại giấy cói của Ai Cập, giấy lá của Ấn Độ và da cừu của châu Âu, tạo ra những cải cách to lớn trong việc ghi chép tài liệu của thế giới. Khoảng thế kỷ 14, 15 châu Âu ngành in đã bắt đầu phổ biến. Bản in khắc sớm nhất ở châu Âu với ngày chính xác là chân dung của Thánh Christopher (1423) ở miền nam nước Đức, muộn hơn Trung Quốc khoảng 600 năm. Khoảng năm 1450, người Đức chịu ảnh hưởng kỹ thuật in chữ rời của Trung Quốc, chế tạo ra chữ rời ký tự bính âm châu Âu, dùng để in sách, muộn hơn Tất Thăng 400 năm. Nghề in truyền tới châu Âu, sau đó đã làm thay đổi tình trạng chỉ có mục sư mới đọc được sách và thụ hưởng chế độ giáo dục cao thời bấy giờ. Đã cung cấp một điều kiện vật chất quan trọng cho sự phát triển nhanh chóng của khoa học châu Âu sau đêm dài thời trung cổ và sự xuất hiện của cuộc vận động văn hóa Phục hưng .
3. Ảnh hưởng của thuốc súng
Trung Quốc đã phát minh ra thuốc súng vào thời nhà Đường, ban đầu được sử dụng cho mục đích quân sự. Đến cuối nhà Đường, khoảng đầu thế kỷ thứ 10, xuất hiện pháo và hỏa tiễn. Trong thời nhà Tống, thuốc súng thường được sử dụng trong chiến tranh. Người Mông Cổ đã học cách chế tạo thuốc súng và súng trong quá trình chiến đấu và giao tranh với nhà Tống, nhà Kim. Sau đó, người A Rập cũng bởi có giao tranh với người Mông Cổ mà học được cách chế tạo thuốc súng. Cuối thế kỷ 13, người châu Âu từ sách của người A Rập có được cách chế tạo thuốc súng. Đến đầu thế kỷ 14, họ đã học cách chế tạo thuốc súng và sử dụng súng trong cuộc chiến tranh với các nước Hồi giáo. Súng còn đóng vai trò quan trọng trong việc người dân châu Âu đấu tranh phản đối chế độ quân chủ chuyên chế. Việc phát minh ra thuốc súng đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển của lịch sử và là một trong những trụ cột quan trọng của thời Phục hưng châu Âu.
4. Ảnh hưởng của la bàn
Ngay từ thời Chiến Quốc, các đạo sĩ Trung Quốc đã tạo ra "từ nam" dựa trên đặc điểm của nam châm chỉ hướng bắc và nam. Đây được coi là công cụ chỉ đường sớm nhất trên thế giới. Vào thời Bắc Tống, người ta đã phát minh ra phương pháp sử dụng kim sắt từ tính nhân tạo để chế tạo la bàn và bắt đầu áp dụng chúng vào việc chỉ hướng. Đến thời Nam Tống, la bàn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực hằng hải và lan sang các nước Ả Rập. Đầu thế kỷ 13, la bàn đã được truyền vào châu Âu. Việc sử dụng la bàn trong việc chỉ đường đã thúc đẩy Columbo tìm ra lục địa mới là châu Mỹ và Magellan thực hiện chuyến du hành vòng quanh thế giới. Điều này đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển của kinh tế thế giới.